Table of Contents
Tại sao ảnh GIF lại là một công cụ vô cùng tuyệt vời đối với marketing? Đó là bởi vì chúng có thể được sử dụng dễ dàng, cho phép thu hút sự chú ý của người đọc một cách mới mẻ, và đồng thời tác động mạnh mẽ vào cảm xúc của họ. Và chính những cảm xúc mạnh mẽ đó sẽ khiến ta muốn chia sẻ rộng rãi hơn, vì thế bạn nên dành chút thời gian ra để thử tiếp xúc với những tấm ảnh động thú vị này nhé.
Điều thú vị nhất về ảnh GIF là chúng không hề khó làm chút nào hết. Nếu bạn có Photoshop và một vài phút rảnh rỗi thì bạn có thể tạo ngay một ảnh GIF động trong chớp mắt. Trong bài viết này, GhienCongNghe sẽ hướng dẫn tạo ảnh GIF bằng Photoshop trong vòng 9 bước cực nhanh và đơn giản nhé!
Các bước tạo ảnh GIF với Photoshop
Dưới đây là một ví dụ về tấm ảnh GIF ta sẽ làm trong bài hướng dẫn này:
Được rồi, ta cùng bắt đầu thôi!
Bước 1: Tải ảnh lên Photoshop
*Trong trường hợp nếu bạn đã có sẵn ảnh rồi…
Bỏ các tấm ảnh đó vào một thư mục riêng. Để tải lên Photoshop, chọn File > Scripts > Load File into Stacks
Sau đó chọn Browse, và chọn những files bạn muốn tạo thành ảnh GIF. Xong rồi chọn OK
Photoshop sẽ tạo từng layer riêng biệt dành cho mỗi ảnh bạn đã chọn. Xong khi đã làm xong thì hãy tới Bước 2.
*Trong trường hợp bạn chưa có ảnh sẵn…
Tạo từng layer Photoshop khác nhau cho mỗi frame (khung hình) của tấm ảnh GIF động. Để thêm layer mới, chọn Layer > New >Layer.
Đảm bảo rằng các layer được đặt tên để dễ dàng theo dõi khi tạo ảnh GIF. Để đặt tên layer, tới ô Layer ở góc phải dưới màn hình, click đôi vào tên mặc định của layer, và đặt tên theo mong muốn của bạn. Bấm Enter để hoàn thành đặt tên.
Sau khi tạo và đặt tên các layer xong thì bạn đã sẵn sàng qua Bước 2.
Mẹo hay: Nếu bạn muốn gộp tất cả các layer lại để chúng xuất hiện trong một frame (khung hình) của tấm ảnh GIF, hãy bấm vào biểu tượng hình con mắt bên trái mỗi layer sao cho chỉ hiện mỗi các layer bạn muốn gộp. Tiếp theo, nhấn tổ hợp Shift + Command + Option + E (Mac) hay Shift + Ctrl + Alt + E (Windows). Photoshop sẽ tạo ra một layer mới chứa các nội dung đã được gộp, làm xong bạn cũng nên đặt tên lại để có thể dễ dàng làm việc.
Bước 2: Mở cửa sổ Timeline
Để mở Timeline, tại thanh công cụ trên cùng chọn Window > Timeline. Công cụ Timeline sẽ cho phép bạn bật tắt các layer khác nhau tùy các thời điểm khác nhau, bằng cách đó sẽ biến ảnh tĩnh của bạn thành một tấm ảnh GIF chuyển động.
Cửa sổ Timeline sẽ xuất hiện ở góc dưới màn hình. Nó sẽ trông như thế này:
Bước 3: Trong cửa sổ Timeline, chọn “Create Frame Animation”
Nếu nó chưa được chọn tự động, hãy chọn trong menu – nhớ chắc chắn rằng bạn thực sự click vào nó, không thì bảng tùy chỉnh Create Frame Animation sẽ không hiện ra đâu.
Giờ thì ô Timeline của bạn sẽ trông như thế này:
Bước 4: Tạo layer mới cho mỗi frame mới
Để làm vậy, đầu tiên cần phải chọn tất cả các layer bằng cách đi đến thanh công cụ trên cùng và chọn Select > All Layers.
Sau đó, click vào biểu tượng menu ở góc phải của mục Timeline.
Nó sẽ hiện ra mục menu, chọn Creat new layer for each new frame.
Bước 5: Bấm lại biểu tượng menu ở góc phải một lần nữa và chọn “Make Frame From Layers”
Làm như vậy sẽ tạo từng frame cho mỗi layer của tấm ảnh GIF
Bước 6: Dưới mỗi frame, chọn thời lượng nó sẽ xuất hiện trước khi chuyển qua frame tiếp theo.
Để làm như vậy, chọn thời gian dưới mỗi frame theo mong muốn của bạn. Trong bài này, chúng tôi sẽ chọn 0.5 giây/ frame.
Bước 7: Dưới đáy của thanh công cụ, chọn số vòng lặp bạn muốn
Theo mặc định thì sẽ là Once (một lần), nhưng bạn có thể cho nó lặp bao nhiêu lần bạn muốn, có thể lặp Forever (mãi mãi). Chọn Other nếu bạn muốn chọn số lần lặp cụ thể.
Bước 8: Xem lại ảnh GIF bằng cách bấm vào biểu tượng chạy
Bước 9: Lưu và xuất ảnh GIF
Bạn đã hài lòng với tấm ảnh GIF của mình? Hãy lưu lại để dùng trực tuyến bằng cách tới thanh công cụ và chọn File > Export > Save For Web (Legacy)…
Tiếp theo, chọn loại file GIF bạn muốn lưu tại mục Preset. Nếu bạn có ảnh GIF với dải màu gradient, chọn Dithered GIFs để tránh bị trộn màu lại.
Số ở bên cạnh file GIF sẽ quyết định độ lớn (và chính xác) của màu sách ảnh GIF so với ảnh JPEG và PNG ban đầu. Theo như Adobe, tỉ lệ phần trăm rung động cao tầng càng cao thì sẽ cho ra nhiều màu và chi tiết hơn – nhưng đồng thời cũng tăng dung lượng file.
Bấm Save tại góc dưới cùng để lưu vào máy tính. Giờ bạn đã sẵn sàng để đăng tải ảnh GIF này để sử dụng cho mục đích marketing rồi đó.
Hãy đăng tải tấm ảnh GIF này lên mạng và nó sẽ chạy mượt mà không tì vết. Đây là kết quả thành phẩm của chúng ta:
Vậy là GhienCongNghe đã cung cấp bạn các bước để tạo ảnh GIF bằng Photoshop với 9 bước cực nhanh và đơn giản rồi. Giờ hãy dùng thành phẩm của mình để chia sẻ với bạn bè hay áp dụng cho công việc marketing của bạn. Nếu thấy bài viết có ích thì hay like và share rộng rãi nha!
Theo blog.hubspot.com