Table of Contents
Đôi lúc bạn cần in tài liệu nhưng máy in tại chỗ bạn làm việc đã được kết nối với một máy cố định và tất nhiên bạn không thể di chuyển máy tính của mình hay máy in đến cạnh nhau. Đừng lo, GhienCongNghe sẽ hướng dẫn bạn cách chia sẻ máy in Win 10 dễ dàng và nhanh chóng.
Để chia sẻ máy in Win 10 cần chuẩn bị gì?
Để việc share và kết nối máy in qua mạng LAN trên Win 10 diễn ra tốt nhất thì trước tiên bạn cần phải chuẩn bị:
Bước 1: Tất nhiên rồi, một chiếc máy in còn hoạt động tốt.
Bước 2: Cần có ít nhất là 2 máy tính chạy Windows 10 đang hoạt động tốt (càng tốt khi máy đã cài sẵn driver).
Bước 3: Một máy tính được kết nối trực tiếp với máy in, gọi là máy chủ. Hãy dùng máy nào sử dụng nhiều vì máy này bật lên thì máy khác mới có thể kết nối được.
Bước 4: Các máy khác sẽ được kết nối với máy chủ trên thông qua mạng LAN.
Cách chia sẻ máy in Win 10 qua mạng LAN và WiFi
Cách chia sẻ máy in Win 10 qua mạng LAN
Tại máy chủ được kết nối với máy in bạn thực hiện các bước sau:
Bước 1: Mở hộp thoại Run bằng cách bấm tổ hợp phím Windows + R > sau đó nhập Control > nhấn Enter để truy cập vào Control Panel.
Bước 2: Tại cửa sổ mới hiện ra, bạn tìm kiếm và chọn vào mục Devices and Printers. Lúc này bạn sẽ thấy những thiết bị máy in mà bạn đã và đang kết nối ở cửa sổ mới đó.
Bước 3: Click chuột phải vào máy in đang kết nối với máy tính, chọn mục Set as default printer để cài đặt máy in này làm mặc định. Sau đó, lại nhấp chuột phải và chọn vào mục Printer properties để mở hộp thoại chia sẻ.
Bước 4: Tại cửa sổ mới bạn chuyển từ tab General sang tab Sharing và tick vào ô vuông có dòng chữ Share this printer để bắt đầu Share máy in này với máy khác > bấm OK khi bạn đã cài đặt xong.
Bước 5: Quay lại giao diện Control Panel, sau đó chọn mục Network and Sharing Center.
Bước 6: Sau đó nhấp vào mục Change advanced sharing settings ở danh mục bên trái tại cửa sổ mới.
Bước 7: Tiến hành các thiết lập sau tại cửa sổ mới:
- Network discovery: nhấn chọn Turn on…
- File and printer sharing: nhấn chọn Turn on…
- HomeGroups connections: nhấn chọn Allow Windows to manage…
Bước 8: Sau đó kéo xuống tìm mục Password protected sharing và tick chọn Turn off password protected sharing > bấm Save changes để lưu lại. (Khi chọn Turn on thì các máy con truy cập vào máy sẽ phải nhập mật khẩu)
Cách kết nối máy in qua mạng LAN Win 10
Để kết nối máy in qua mạng LAN chúng ta tiến hành dùng máy cần in tài liệu để truy cập vào máy in thông qua trung gian là máy chủ đã kết nối từ trước như ở trên.
Bước 1: Truy cập vào Control Panel sau đó tìm và chọn vào Devices and Printers.
Bước 2: Tìm và chọn vào mục Add a printer để máy tính quét các thiết bị đang được kết nối với máy tính.
Bước 3: Khi cửa sổ quét thiết bị mở ra bạn click vào dòng The printer that I want isn’t listed bên dưới ô trống để tìm kiếm thiết bị ở máy khác.
Bước 4: Tại cửa sổ tiếp theo bạn nhấp chuột vào mục Select a shared printer by name > click chuột và ô Browse để tìm các máy trong mạng LAN.
Bước 5: Nhấp chuột vào máy tính có share máy in > nhấp tiếp vào máy in được chia sẻ từ máy đó > chọn Next để máy tính bắt đầu quét và cài driver cho máy in đó nếu máy chưa được cài đặt.
Bước 6: Sau khi đã cài đặt driver bạn bấm Next và Finish là có thể hoàn thành việc kết nối máy tính với máy in thông qua mạng LAN.
Lỗi không share được máy in trong Win 10
Sử dụng trình sửa lỗi Troubleshoot
Một trong những phương pháp đơn giản nhất để sửa các lỗi liên quan tới thiết bị ngoại vi chính là trình Troubleshoot.
Bước 1: Đầu tiên bạn bấm tổ hợp phím Windows + I để mở Settings và chọn Update & Security trong cửa sổ chính.
Bước 2: Tiếp theo, bạn nhấp chọn mục Troubleshoot ở danh mục bên trái, màn hình bên phải bạn chọn Printer và bấm nút Run the troubleshoot để hệ thống quét và tự động sửa lỗi.
Ngoài ra, các bạn cũng nên thực hiện tương tự với mục Hardware and Device để kiểm tra toàn diện các thiết bị ngoại vi luôn. Sau khi sửa xong thì thử kết nối lại xem đã nhìn thấy máy in trong mạng LAN chưa nhé.
Kiểm tra Driver
Đôi khi, dù bạn đã thực hiện việc chia sẻ máy in qua mạng LAN, nhưng công đoạn cài driver cho thiết bị lại bị lỗi hoặc bị thiếu, do vậy dù đã nhìn thấy máy in nhưng bạn lại không thể kết nối thành công. Bởi vậy, các bạn cần kiểm tra, cần thiết thì xóa driver cũ và cài lại driver mới cho máy in.
Bước 1: Đầu tiên, các bạn bấm tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run sau đó nhập vào lệnh “devmgmt.msc” và bấm OK để mở Device Manager.
Bước 2: Cửa sổ mới hiện ra, bạn mở rộng mục Print queues và thực hiện việc update, xóa và cài lại driver.
Chạy lại trình tìm kiếm máy in trên Windows 10
Đôi khi chẳng phải vì thiết lập không đúng, cũng không phải vì thiếu driver mà lỗi nằm chính ở máy tính của bạn, cụ thể ở đây là công đoạn quét tìm máy in trong mạng LAN.
Bước 1: Đầu tiên, các bạn bấm tổ hợp phím Windows + I, cửa sổ mới hiện lên bạn nhấp chọn mục Devices.
Bước 2: Tiếp theo chọn Printers & Scanners từ danh mục bên trái và chọn Add a printer or scanner để máy tính quét các máy in có thể kết nối. Nếu bạn không tìm thấy máy in cần kết nối, tiếp tục bấm vào mục The printer that I want isn’t listed.
Bước 3: Trong cửa sổ mới, bạn tích chọn vào mục Add a Bluetooth, wireless or network discoverable printer, bấm Next và chờ máy tính quét lại các thiết bị trong mạng LAN.
Share máy in trong Win 10 đòi pass
Để các máy con có thể kết nối được máy in qua mạng lan dễ dàng. Thì bạn phải tắt mật khẩu trên máy tính chủ đang chia sẻ máy in Win 10 đi.
Bước 1: Truy cập vào Control Panel > Chọn Network and Sharing Center.
Bước 2: Hộp thoại như hình dưới hiện ra bạn chọn Change advanced sharing settings.
Bước 3: Chọn turn on file and printer sharing và chọn Turn off password protected sharing. Nhấn Save changes là xong.
Kể từ giờ trở đi, việc in tài liệu trên các máy in sẽ không còn là nỗi bận tâm khi bạn đã biết được kha khá cách chia sẻ máy in Win 10. Nếu bạn gặp phải sự cố khác khi kết nối và cài đặt máy in, bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Hướng dẫn kết nối máy in qua WiFi ai cũng có thể làm được
- Cách cài máy in cho Win 10 cần nắm vững trước khi đi làm
- Cách chia sẻ máy in qua mạng LAN trên Windows 7, 8 và 10 siêu dễ
Trên đây GhienCongNghe đã hướng dẫn bạn cách chia sẻ máy in Win 10. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích với mình đừng quên Like và Share để ủng hộ chúng mình ra mắt thêm thật nhiều bài viết chất lượng nhé.