Table of Contents

Google Wifi có tốt không? 8 lời khuyên dành cho bạn
Tin học

Google Wifi có tốt không? 8 lời khuyên dành cho bạn

Google Wifi có tốt không? Bài viết này sẽ đưa ra những ưu/nhược điểm của thiết bị để bạn có thể cân nhắc liệu có nên xuống tiền “rước nàng về dinh”, hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu ngay sau đây nhé

Bạn đang muốn phủ sóng Wifi cho toàn bộ ngôi nhà của mình? Bạn đang cân nhắc liệu việc lựa chọn công nghệ của Google Wifi có tốt không, và có đáng tiền không? Hãy cùng GhienCongNghe xem qua bài viết đánh giá bên dưới để xem xét và đưa ra quyết định xem liệu Google Wifi có tốt không & có đáng mua không nhé.

1. Tình huống hữu dụng trên thực tế

Trước khi quyết định sử dụng Google Wifi, hãy đảm bảo rằng các thiết lập internet hiện tại của bạn đã sẵn sàng để lắp đặt. Trường hợp lý tưởng nhất, Google Wifi nên được lắp đặt với vai trò là bộ định tuyến (Router) duy nhất trong nhà, kết nối trực tiếp với modem Internet có sẵn.

Nếu bạn đang sử dụng một thiết bị Router Wi-Fi cũ, hãy tháo nó ra và thay thế bằng Google Wifi. Nếu như trong gói cước của nhà mạng khi đăng ký được tặng kèm modem Internet, với tính năng phát sóng Wi-Fi được tích hợp, bạn hãy liên hệ nhà cung cấp dịch vụ để được đổi sang một bộ modem Internet thuần (không có tính năng phát sóng Wi-Fi).

Mặc dù bạn vẫn có thể gắn kèm với thiết bị Router Wi-Fi cũ để sử dụng, nhưng một số tính năng nâng cao như port-forwarding sẽ không hoạt động. Trong trường hợp này, các thiết bị sử dụng Wi-Fi của thiết bị router ban đầu và những thiết bị được kết nối với Google Wifi sẽ không thể giao tiếp được với nhau – chẳng hạn như bạn không thể chiếu màn hình smartphone của mình lên các thiết bị khác như Apple TV hoặc Chromecast – vì thế hãy đảm bảo tất cả các thiết bị của bạn đều phải sử dụng chung mạng của Google Wifi.

Bạn cũng có thể sử dụng Google Wifi ở chế độ cầu nối (bridge), điều này cho phép các thiết bị kết nối với nó trở thành một phần của mạng hiện có. Tuy nhiên, trong tình huống này, tất cả các tính năng đặc trưng làm nên sự độc đáo của Google Wifi sẽ bị vô hiệu hóa mất tiêu, nên hãy cân nhắc đổi về thiết bị modem thuần (không wifi) rồi kết nối với Google Wifi cho chắc ăn nhé.

2. Lưu ý dành cho người dùng nâng cao

Nếu bạn là người dùng cơ bản, và nhận thấy việc thiết lập bộ định tuyến (router) quá ư là phức tạp và có thể khiến bạn “nổi da gà” mỗi khi nhắc đến, hãy bỏ qua phần này nhé. Đây là phần mà GhienCongNghe nghĩ là sẽ phù hợp hơn với nhóm người dùng nâng cao, có một nền tảng hiểu biết nhất định về các khái niệm “port-forwarding” và “DDNS”.

Thật đáng tiếc khi Google Wifi lại có 2 khiếm khuyết khá lớn, vấn đề này này có lẽ sẽ khó có thể chiều lòng nhóm  người dùng nâng cao thích “vọc vạch” và tùy chỉnh nhiều. Vậy ở phần này Google Wifi có tốt không? Chắc chắn là không rồi vì sự bất tiện của nó dành cho nhóm người dùng nâng cao.

hình ảnh google wifi có tốt không

Ứng dụng quản lý của Google Wifi rất dễ sử dụng nhưng không cung cấp nhiều tính năng hoặc tùy chỉnh.

Google Wifi có tốt không?

Vấn đề đầu tiên thực sự khiến người sử dụng phải đau đầu – mất sóng Wi-Fi. Việc sử dụng thêm 1 thiết bị router mở rộng (ở đây là thêm 1 bộ Google Wi-Fi khác nữa) thường khiến cho tín hiệu bị suy giảm đến 50% bởi vì bộ thiết bị mở rộng phải thực hiện cùng lúc hai công việc: thu nhận sóng Wi-Fi từ bộ router ban đầu và phát lại cho các thiết bị đầu cuối.

Điều đó có nghĩa là nếu bạn sử dụng cùng lúc hai thiết bị Google Wifi, các thiết bị kết nối với thiết bị vệ tinh (bộ Google Wifi thứ 2) sẽ có tốc độ chậm gấp 2 lần so với những thiết bị kết nối với bộ Google Wifi chính (xét trên cùng một lượng dữ liệu gửi/nhận). Và nếu bạn sử dụng ba bộ Google Wifi tiếp sóng cho nhau, vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn chỉ sử dụng Internet một cách đơn thuần, việc mất tín hiệu cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại bởi Wi-Fi thời nay có tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với hầu hết các kết nối băng thông rộng dân dụng khác (nhưng nếu tốc độ Internet nhà bạn đạt đến mức 200Mbps và bạn lại muốn tận dụng tối đa tốc độ kết nối “siêu khủng” ấy, ắt hẳn bạn sẽ loại trừ việc sử dụng Google Wifi và các thiết bị tương tự).

Tuy nhiên, nếu bạn muốn thực hiện các tác vụ nặng trên máy tính của mình, chẳng hạn như sao lưu dữ liệu máy Mac vào máy chủ Time Machine hoặc chuyển một lượng lớn dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác, thì Wifi không phải là lựa chọn tối ưu nhất.

Khả năng tùy chỉnh bị giới hạn

Khả năng tùy chỉnh bị giới hạn là thiếu sót lớn thứ hai, có thể gây khó chịu bí bức cho nhóm người dùng nâng cao ưa thích “vọc vạch”. Với Google Wifi, bạn không thể tùy chỉnh được nhiều như trên những bộ router thông thường. Một vài tính năng bị thiếu hụt có thể kể ra như không có bộ lọc MAC, bộ lọc nội dung và không có cả tính năng Dynamic DNS (DDNS) cho phép bạn ánh xạ địa chỉ internet của mình thành một cái tên dễ nhớ hơn.

DDNS là tính năng bắt buộc cần phải có nếu bạn muốn chạy bất kỳ loại dịch vụ trực tuyến nào tại nhà, chẳng hạn như máy chủ VPN hoặc remote desktop (điều khiển máy tính bàn từ xa). GhienCongNghe thậm chí không thể thay đổi địa chỉ IP mặc định của router để khớp với nhóm IP mạng hiện tại của mình.

Về cơ bản, nếu bạn thích thực hiện tùy chỉnh sâu trên thiết bị router của mình, hãy chuẩn bị sẵn tinh thần bởi sự đơn điệu quá mức về tính năng tùy chỉnh mà Google Wifi đem lại. Tới đây là phần nào đủ để bạn tự trả lời câu hỏi Google Wifi có tốt không nêu ra ở đầu bài rồi nhỉ!

hình ảnh google wifi có tốt không

Mỗi thiết bị Google Wifi đều có nút reset bố trí bên cạnh để đưa thiết bị về thiết lập mặc định ban đầu.

Ngoài ra, Google Wifi chỉ có một cổng kết nối dùng cho mạng LAN. Điều này có nghĩa là nếu như phát sinh thêm nhu cầu kết nối qua cổng LAN, bạn sẽ phải trang bị thêm một bộ chia cổng kết nối dành cho loại kết nối cơ bản này.

3. Vậy Google Wifi có tốt không, có đáng để đầu tư?

Mức giá dễ chịu chính là ưu điểm của Google Wifi khi so sánh với các hệ thống mesh wifi dành cho gia đình khác. Điều đó nghĩa là bạn cũng nên sắm một bộ thiết bị Google Wifi nếu:

● Tốc độ internet nhà bạn đạt mức dưới 250Mbps và trên thực tế hầu hết các kết nối dân dụng đều không với tới con số này.

● Không gian nhà bạn có diện tích rộng (khoảng 1524m2) và bạn muốn phủ Internet đến mọi ngóc ngách trong ngôi nhà của mình.

● Bạn thuộc nhóm người dùng cơ bản, không mấy để tâm đến các thuật ngữ mạng phức tạp

● Nhu cầu sử dụng Internet của bạn chỉ mang tính cơ bản, xoay quanh việc xem phim và các tác vụ đơn giản khác

Đừng mua Google Wifi nếu:

● Bạn là người hay ưa “vọc vạch” và muốn tùy chỉnh sâu hệ thống mạng nhà mình.

● Tốc độ internet nhà bạn ở mức cực nhanh (200Mbps hoặc hơn) hoặc bạn cần sử dụng mạng nội bộ tốc độ cao (trong trường hợp này, do mất tín hiệu, bạn có thể không sử dụng được internet ở tốc độ tối đa ở các góc xa bộ router)

● Bạn không muốn mạng của gia đình mình luôn được kết nối với Google.

● Bạn có nhiều thiết bị cần kết nối với router qua cổng LAN (máy chủ, máy tính để bàn, v.v.)

Nếu bạn thuộc loại thứ hai, hãy tham khảo thêm một vài bộ router khác với tính năng trội hơn, chẳng hạn như Netgear Orbi , bộ thiết bị này sẽ đem lại cho bạn khả năng tùy chỉnh và tốc độ truy cập nhanh, mặc dù thiết bị được bán ra với mức giá cao hơn so với Google Wifi. Hoặc bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng một bộ router thông thường như Asus RT-AC88U , với nhiều cổng LAN được tích hợp.

TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ LIỆU GOOGLE WIFI CÓ TỐT KHÔNG

Qua bài viết này, GhienCongNghe đã chỉ ra những ưu/nhược điểm của bộ thiết bị Google Wifi. Với mức giá khá dễ tiếp cận, nhưng tính năng lại bị hạn chế khá nhiều và có thể khiến nhiều người dùng nâng cao không vừa lòng.

Hy vọng bài viết này đưa ra một cái nhìn tổng quan để giúp bạn đánh giá liệu rằng Google Wifi có tốt không, có đáng mua không nếu xét theo những tiêu chí kể trên. Nếu thấy bài viết có ích hãy nhấn Like & Share để ủng hộ team bạn nhé!

Tham khảo Cnet.com