Table of Contents
Trong xu hướng công nghệ hiện nay GPT là một chuẩn mới và chuẩn này đang dần thay thế chuẩn MBR. Chuẩn GPT có nhiều ưu điểm và lợi thế hơn chuẩn MBR. Tuy nhiên chuẩn MBR có tính tương thích cao và trong một số trường hợp thì chuẩn này cực kỳ quan trọng và cần thiết.
Hầu hết các hề điều hành đang có trên thị trường đều chạy và dùng được chuẩn GPT. Khi thiết lập một ổ đĩa mới trên Windows 8.x hoặc Windows 10, bạn sẽ được hỏi muốn sử dụng chuẩn GPT hay MBR. Hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu nhé.
1. GPT là gì và MBR là gì?
GPT là tiêu chuẩn mới cho việc phân chia phân vùng của ổ cứng. nó được xây dụng trên Globally Unique dentifiers (GUID) để xác định các phân vùng ổ cứng một phần của tiêu chuẩn UEFI. Điều này có nghĩa là hệ thồng dựa trên tiêu chuẩn của UEFI phải dùng nó. Với GPT, bạn có thể tạo không giớ hạng số phân vùng trên ổ cứng, mặc dù thường được giới hạn trong 128 phân vùng bởi các hệ điều hành. Không giống như MBR bị giới hạn mỗi patition chỉ có 2TB, mỗi phân vùng của GPT có thể chứa 2^64 block in length (trong trường hợp dùng 64 bit), tương đương 9.44ZB với một block 512-byte. Với windows thì nó được giới hạn 256TB.
MBR (Master Boot Record) là một chuẩn quản lý thông tin phân vùng cũ, nhưng cho đến thời điểm hiện nay nó vẫn được sử dụng rất nhiều. Phân vùng chưa MBR rất nhỏ chiếm dung lượng khoảng vài MB, nó là nơi lưu trữ các thông tin về phân vùng và một chương trình rất nhỏ (446 byte). Chương trình này sẽ chịu trách nhiệm tìm và một chương trình nhỏ nhưng mạnh hơn nó trên phân vùng Active vào bộ nhớ, chương trình này sẽ tiến hành tìm và nạp hệ điều hành vào bộ nhớ. Khi MBR bị hỏng, chúng ta sẽ không thấy được các phân vùng đã được chia trước đó và cũng không thể chia lại chúng.
2. GPT hay MBR làm những công việc gì?
Việc đầu tiên của bạn là sẽ phải tiến hành phân vùng ổ đĩa trước khi bạn có thể sử dụng các chuẩn này. MBR (Master Boot Record) và GPT (GUID Partition Table) là hai cách khác nhau để lưu trữ các thông tin phân vùng trên một ổ đĩa.
Những thông tin này bao gồm các phân vùng Start and Begin, vì vậy hệ điều hành sẽ xác định được các khu vực thuộc mỗi phân vùng và phân vùng khởi động. Đây là lý do tại sao bạn phải lựa chọn MBR hay GPT trước khi tạo phân vùng trên ổ đĩa.
3. Lợi thế và hạn chế của MBR
MBR là viết tắt của Master Boot Record. Chuẩn MBR được giới thiệu cùng IBM PC DOS 2.0 vào năm 1983.Sở dĩ nó được gọi là Master Boot Record vì MBR là một khu vực khởi động đặc biệt nằm ở đầu một ổ đĩa. Khu vực này có một Boot loader được cài đặt trên hệ điều hành và các thông tin về phân vùng Logical của ổ đĩa.
Về Boot loader, bạn có thể hiểu nó là chương trình khởi động hệ thống và hệ điều hành đã được lập trình sẵn và đặt trong ROM
Nói rộng hơn, Boot loader là một đoạn mã nhỏ được thực thi trước khi hệ điều hành bắt đầu chạy và nó cho phép nhà sản xuất thiết bị quyết định những tính năng nào người sử dụng được phép dùng hoặc bị hạn chế.
Lợi thế của MBR:
- Ưu điểm lớn nhất giúp MBR còn tồn tại chính là khả năng tương thích cao.
- MBR tương thích với mọi nền tảng Windows hiện nay và đại đa số máy tính
Hạn chế của MBR:
- Nếu cài đặt hệ điều hành Windows, các bit ban đầu của Boot Loader Windows sẽ cư trú tại đây. Điều đó là lý do tại sao bạn phải sửa chữa lại MBR nếu nó bị ghi đè và Windows sẽ không thể khởi động được. Nếu cài đặt hệ điều hành Linux, Boot Loader GRUB thường sẽ nằm trong MBR.
- MBR làm việc với các ổ đĩa kích thước lên đến 2 TB, nhưng nó không thể xử lý ổ đĩa có dung lượng lớn hơn 2 TB.
- Ngoài ra MBR chỉ hỗ trợ 4 phân vùng chính. Nếu muốn nhiều phân vùng hơn, bạn phải thực hiện chuyển đổi 1 trong những phân vùng chính thành extended partition (phân vùng mở rộng) và tạo phân vùng Logical bên trong phân vùng đó.
4. Lợi thế và hạn chế của GPT
GPT là viết tắt của GUID Partition Table. Đây là một chuẩn mới, đang dần thay thế chuẩn MBR.
Lợi thế của GPT:
- GPT liên quan với UEFI – UEFI thay thế cho BIOS, UEFI có giao diện và tính năng hiện đại hơn và GPT cũng thay thế các hệ thống phân vùng MBR xa xưa bằng các tính năng, giao diện hiện đại hơn.
- Lí do được gọi là GUID Partition Table bởi lẽ mỗi phân vùng trên ổ đĩa của bạn có một globally unique identifier hay viết tắt là GUID.
- Hệ thống này không giới hạn của GPT. Ổ đĩa có thể nhiều hơn, lớn hơn nhiều và kích thước giới hạn sẽ phụ thuộc vào hệ điều hành và hệ thống tập tin của nó.
- GPT cho phép một số lượng không giới hạn các phân vùng, giới hạn này sẽ làm hệ điều hành Windows của bạn cho phép lên đến 128 phân vùng trên một ổ đĩa GPT, và bạn không cần phải tạo Extended partition (phân vùng mở rộng).
- GPT lưu trữ nhiều bản sao của các dữ liệu này trên đĩa, do đó bạn có thể khôi phục các dữ liệu nếu các dữ liệu này bị lỗi.
- GPT cũng lưu trữ các giá trị Cyclic Redundancy Check (CRC) để kiểm tra xem các dữ liệu này còn nguyên vẹn hay không. Nếu dữ liệu này bị lỗi, GPT sẽ phát hiện được vấn đề và cố gắng khôi phục các dữ liệu bị hư hỏng từ một vị trí khác trên ổ đĩa.
- Tương thích với nhiều hệ điều hành khác chứ không riêng gì Windows, cụ thể là chuẩn GPT có thể sử dụng trên hệ điều hành mở Linux và cả hệ điều hành MAC OS X của Apple.
Hạn chế của GPT:
- Khả năng tương thích không được đa dạng, không phải máy tính nào cũng sử dụng được định dạng ổ cứng định dạng này. Nhất là những máy tính đời trước.
- Chỉ hỗ trợ Windows nền tảng 64-bit, trên ổ cứng định dạng GPT bạn sẽ không cài đặt được Windows 32-bit.
- GPT là chuẩn mới nên gây khó khăn cho các bạn khi cài đặt hoặc ghost.
5. Nên chọn phân vùng GPT hay MBR cho ổ cứng của Bạn?
Tùy vào hệ thống và nhu cầu của bạn mà lựa chọn phân vùng nên dùng MBR hay GPT cho ổ cứng. Nếu là người dùng phổ thông thì bạn chỉ cần lưu ý những điều sau đây:
- Nếu ổ cứng của bạn lớn hơn 4 TB, bạn nên sử dụng GPT để nhận đủ dung lượng. Mặc dù bạn có thể định dạng ổ cứng 3 TB và 4 TB ở MBR, nhưng bạn cần sử dụng phần mềm thứ ba, chẳng hạn MBR4TB trên Windows hoặc GParted trên Linux.
- Ổ cứng MBR chỉ có thể có tối đa 4 phân vùng chính (Primary). Điều này có thể không quan trọng, bạn có thể tạo nhiều hơn các phân vùng Logical.
- Đối với máy tính khởi động ở chuẩn UEFI, bạn chỉ có thể cài đặt Windows trên ổ cứng GPT. Đối với máy tính khởi động ở chuẩn Legacy BIOS, bạn chỉ có thể cài đặt Windows trên ổ cứng MBR. Nếu ổ cứng của bạn là MBR, bạn cần chuyển MBR sang GPT để cài Windows (cả 64-bit và 32-bit) theo chuẩn UEFI và ngược lại. Có hai phần mềm miễn phí có thể giúp bạn chuyển từ MBR sang GPT không mất dữ liệu đó là MBR2GPT và AOMEI Partition Assistant.
- Không phải tất cả các hệ thống đều hỗ trợ khởi động ổ cứng GPT ở chuẩn Legacy do chỉ hỗ trợ các hệ điều hành 64-bit từ Windows 7 trở đi. MBR thì hệ điều hành Windows nào nó cũng hỗ trợ được.
- Bạn có thể sử dụng ổ cứng MBR để khởi động ở cả hai chuẩn UEFI và Legacy, sau đó cài đặt Windows, Linux và các hệ điều hành khác.
- MBR hay GPT chẳng liên quan gì đến việc đĩa của bạn là SSD hay HDD cả.
6. Khả năng tương thích
Ổ GPT bao gồm một “protective MBR.”. Nếu bạn cố gắng quản lý một đĩa GPT bằng một công cụ cũ chỉ có thể đọc MBRs, công cụ này sẽ nhìn thấy một phân vùng duy nhất kéo dài trên toàn bộ ổ đĩa.
MBR đảm bảo các công cụ cũ không bị nhầm lẫn drive GPT cho một ổ đĩa chưa phân vùng và ghi đè lên dữ liệu GPT của nó bằng một MBR mới. Nói cách khác, MBR bảo vệ bảo vệ các dữ liệu GPT không bị ghi đè.
Windows có thể khởi động từ GPT trên UEFI – dựa trên máy tính chạy phiên bản 64-bit của Windows 8.1, 8, 7, Vista và các phiên bản máy chủ tương ứng. Tất cả các phiên bản của Windows 8.1, 8, 7, Vista và có thể đọc ổ đĩa GPT và sử dụng chúng để lưu dữ liệu.
Ngoài ra các hệ điều hành hiện đại khác cũng có thể sử dụng GPT. Linux đã xây dựng hỗ trợ GPT. Apple Intel Mac không còn sử dụng chương trình của Apple APT (Apple Partition Table) mà sử dụng GPT để thay thế.
Sau bài viết này GhienCongNghe đã giúp bạn hiểu hơn giữa GPT hay MBR. Hãy follow GhienCongNghe chúng mình để đọc được những thứ bổ ích hơn nữa. Chúc bạn thành công nhé!
Xem thêm: Top 5 phần mềm chia ổ cứng tốt nhất hiện nay
Tham khảo Howtogeek