Table of Contents

Hàm chia trong Excel và cách khắc phục cho 3 lỗi thường gặp
Tin học

Hàm chia trong Excel và cách khắc phục cho 3 lỗi thường gặp

Bài đăng này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cực kỳ hay ho về hàm chia trong Excel cũng như những cách khắc phục lỗi phổ biến của nó đó. Chần chừ gì mà chưa tìm hiểu ngay cùng GhienCongNghe?

Nếu đến hiện tại bạn vẫn đang sử dụng toán tử chia ‘ / ‘ để thực hiện tính toán trong Excel thì hãy dừng ngay! Vì trong Excel có riêng một hàm để bạn có thể thực hiện phép tính này một cách chính xác và nhanh gọn hơn rất nhiều. Hàm chia trong Excel còn có thể giúp bạn lấy được số nguyên hay số dư tùy theo mong muốn. Tìm hiểu chi tiết trong bài viết của GhienCongNghe dưới đây nhé.

Hàm chia trong Excel là gì?

Như ở đầu bài viết có chia sẻ, việc sử dụng toán tử ‘ / ‘ để thực hiện tính toán trong Excel sẽ đem lại nhiều vấn đề. Tuy nhiên, Excel không chỉ cung cấp cho bạn riêng một hàm để thực hiện phép tính chia mà còn giúp bạn có thể lấy được số dư từ phép tính nếu bạn mong muốn.

Hai hàm chia trong Excel thông dụng và được nhiều người dùng sử dụng nhất chính là hàm MOD (Hàm chia lấy phần dư) và hàm QUOTIENT (Hàm chia lấy phần nguyên). Với mỗi hàm, công dụng và mục đích của nó sẽ khác biệt tùy thuộc vào người dùng.

Cú pháp các hàm chia trong Excel

Hàm MOD trong Excel

Hàm MOD trong Excel là hàm được định nghĩa sẽ giúp bạn có thể lấy được số dư của một phép chia giữa hai số bất kỳ. Chẳng hạn, khi bạn chia 3 cho 2, số dư sẽ là 1, lúc này khi nhập vào Excel với hàm MOD, kết quả trả về cho bạn sẽ là giá trị 1.

Cú pháp của hàm MOD bao gồm 2 đối số:

  • = MOD(số bị chia (tử số); số chia (mẫu số))

Nếu bạn cần chia 3 cho 2, công thức hàm sẽ là: =MOD(3,2)

Hàm QUOTIENT

Ngược lại với hàm MOD, QUOTIENT là hàm sẽ trả về cho bạn một giá trị nguyên của kết quả phép tính. Cú pháp của hàm này cũng gồm 2 đối số tương tự như MOD:

  • =QUOTIENT(số bị chia (tử số); số chia (mẫu số))

Cách dùng hàm chia trong Excel

Cách sử dụng hàm MOD

Với hàm chia trong Excel để lấy số dư, đối số của bạn hoàn toàn có thể là địa chỉ chứa giá trị cần tính toán hoặc là một giá trị được bạn nhập vào trực tiếp trong ngoặc. Dù là bạn thực hiện cách nhập đối số nào thì kết quả trả về vẫn sẽ được Excel tính toán một cách chính xác.

hàm chia trong Excel

Một lưu ý bạn cần chú ý khi thực hiện hàm chia MOD trong Excel đó là việc tránh để mẫu số bằng 0. Khi bạn vô tình cho mẫu số (đối số thứ 2 trong ngoặc) bằng 0, ngay lập tức Excel sẽ báo tới bạn lỗi #DIV/0!

Cách sử dụng hàm QUOTIENT

Tương tự như cách sử dụng hàm MOD, hàm QUOTIENT cũng hoàn toàn có thể nhận cả giá trị trực tiếp và địa chỉ chứa giá trị cần tính toán.

hàm chia trong Excel

Trong trường hợp bạn cần thực hiện tính toán với số âm, nếu bạn nhập trực tiếp giá trị vào đối số thì hãy đặt giá trị số âm ở bên trong một ngoặc đơn để Excel có thể hiểu và thực hiện bạn nhé!

Một số lỗi thường gặp khi dùng hàm chia trong Excel

Lỗi #DIV/0!

Như đã nói ở trên, lỗi #DIV/0! xảy ra khi mẫu số (số chia) của bạn là một số 0. Theo lẽ thông thường, không có bất kì một số nào có thể chia được cho 0 nên lỗi này sẽ cho bạn biết rằng phép tính của bạn đang bị sai.

Để tránh gặp phải lỗi này khi sử dụng hàm chia trong Excel, bạn cần kiểm tra thật kĩ lưỡng và chắc chắn rằng toàn bộ đối số của bạn đã chính xác và không mẫu số nào có số 0.

Lỗi #VALUE!

#VALUE! sẽ xảy ra đối với hàm MOD và QUOTIENT nếu một trong hai đối số của bạn nhập vào không phải là số mà là ký tự hoặc chữ.

Nếu bạn nhập vào đối số là địa chỉ của những ô tính chứa giá trị, hãy chỉnh lại định dạng Format Cells thành Number và kiểm tra lại thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng hàm.

Lỗi chia ra ngày tháng

Chẳng hạn bạn nhập vào ô tính giá trị là công thức hàm chia trong Excel: =QUOTIENT(A28,B28), kết quả bạn mong muốn nhận được là giá trị 3, tuy nhiên Excel lại trả về giá trị của một chuỗi ngày tháng, đó là khi bạn đã gặp phải lỗi chia ra ngày tháng khi sử dụng hàm.

hàm chia trong Excel

Nguyên nhân của lỗi này đến từ việc định dạng ô tính mục kết quả của bạn đang ở định dạng ngày tháng (Date). Chính vì lẽ đó, bạn cần thay đổi định dạng thành số (Number) bằng cách nhấn chuột phải vào ô tính, chọn Format Cells.

hàm chia trong Excel

Một bảng chọn hiện ra, lúc này bạn chỉ việc lựa chọn Number và nhấn OK để hoàn thành.

hàm chia trong Excel

Vậy là bạn đã có thể tự tay khắc phục 3 lỗi phổ biến nhất khi sử dụng hai hàm chia trong Excel.

Xem thêm:

Với những hướng dẫn về cách sử dụng hàm chia trong Excel của chúng tôi, chắc chắn bạn đã có thể tự tay mình thực hiện những phép chia một cách chính xác và nhanh gọn hơn rất nhiều rồi đúng không? Đừng quên ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên hơn bạn nhé.