Table of Contents
Hầu hết mọi người sẽ đem điện thoại hỏng đến cửa hàng hoặc trung tâm bảo hành để sửa chữa. Việc sửa chữa có thể mất vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày nếu máy hư hỏng nặng, nhưng chắc hẳn có bạn vẫn chưa biết cần làm gì trước khi đem điện thoại đi bảo hành để tránh những trường hợp không may xảy ra. Cùng GhienCongNghe tìm hiểu qua sau bài viết dưới đây nhé.
Những sự việc có thể xảy ra khi đem điện thoại đi bảo hành
Khi chúng ta gửi điện thoại đến cửa hàng, trung tâm bảo hành để sửa chữa, nhưng chúng ta lại không tiện hoặc không thể có mặt để theo dõi quá trình sửa chữa đó, nên không đảm bảo về mặt bảo mật thông tin cá nhân quan trọng. Do đó có thể xảy ra những sự việc đáng tiếc mà chúng ta khó lường trước được.
Bị đánh cắp thông tin cá nhân
Không ít các trường hợp bị đánh cắp thông tin cá nhân, phát tán hình ảnh nhạy cảm do gửi thiết bị điện tử như điện thoại di động để sửa chữa hoặc bảo hành, gây không ít lo ngại đến người dùng điện thoại hay máy tính cá nhân hiện nay. Mới đây nhất là thông tin một nhân viên FPT Shop đánh cắp và tải thông tin nhạy cảm của khách hàng từ các tài khoản mạng xã hội gây bức xúc. Đây cũng là lời cảnh báo đến người dùng trong việc tự bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân của mình trước khi trao điện thoại vào tay người khác.
Bị luộc đồ linh kiện điện tử
Hiện nay có rất nhiều cửa hàng sửa chữa điện thoại đã mở cửa hoạt động đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhưng không phải nơi nào cũng sửa chữa uy tín, chẳng may bạn sẽ bị đánh tráo các linh kiện điện thoại bên trong khi đến sửa bằng các linh kiện rẻ tiền, kém chất lượng mà không hề hay biết. Có rất nhiều cách để kỹ thuật viên đánh tráo hoặc luộc đồ linh kiện điện tử chính hãng trên điện thoại, việc này thường xuyên xảy ra tại các cửa hàng sửa chữa không đàng hoàng.
Làm gì trước khi đem điện thoại đi bảo hành
Những thực trạng trên có thể xảy ra với bất kỳ ai khi có nhu cầu mang điện thoại đi sửa chữa, bảo hành tại trung tâm hoặc một cửa hàng chuyên dụng nào đó. Rủi ro dữ liệu cá nhân bị đánh cắp rất cao nếu kỹ thuật viên cố tình thực hiện. Vì thế, người dùng nên làm những điều sau trước khi đem điện thoại đi bảo hành để hạn chế rủi ro.
Bảo mật thông tin khi sửa điện thoại
Việc đầu tiên cần làm gì trước khi đem điện thoại đi bảo hành đó là bảo mật thông tin cá nhân quan trọng khi được yêu cầu cung cấp mật khẩu mở máy.
Khi bạn giao điện thoại cho nhân viên kỹ thuật sửa chữa sẽ phải đọc hết mật khẩu máy, mật khẩu ứng dụng, thậm chí cả mật khẩu iCloud. Vì vậy nên đảm bảo rằng các thông tin cá nhân quan trọng khác trong điện thoại của bạn được bảo mật cẩn trọng.
Đăng xuất từ xa tài khoản khỏi tất cả thiết bị
Nếu bạn có thể đăng xuất ở trên thiết bị hỏng đó hoặc đăng xuất từ xa thì hãy làm ngay điều cần làm gì trước khi đem điện thoại đi bảo hành này.
Trong trường hợp điện thoại hỏng phần mềm, sập nguồn điện mà cần tháo, mở máy để sửa chữa, nhưng các tài khoản vẫn còn trạng thái đăng nhập trên thiết bị. Bạn nên dùng chức năng đăng xuất từ xa các tài khoản mạng xã hội khỏi tất cả thiết bị và không cung cấp mật mã ID trước khi giao máy cho nhân viên kỹ thuật.
Việc này giúp bạn hạn chế được việc người khác dùng điện thoại của mình để truy cập lấy cắp dữ liệu cá nhân khi bạn không có mặt tại đó.
Đăng xuất thủ công các tài khoản quan trọng
Bên cạnh đó, người dùng hoàn toàn có thể đăng xuất thủ công các tài khoản quan trọng có trên thiết bị, điện thoại di động trước khi giao máy của bạn cho bất kỳ ai, đảm bảo chắc chắn rằng mọi tài khoản quan trọng đều được đăng xuất khỏi thiết bị tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Sao lưu ảnh và dữ liệu riêng tư sang thiết bị khác
Ngoài việc nên làm là đăng xuất các tài khoản sẵn có, bạn cũng nên thực hiện sao lưu toàn bộ thông tin bao gồm hình ảnh và dữ liệu riêng tư hiện có trên thiết bị sang thiết bị khác, sau đó nếu được hãy xóa toàn bộ dữ liệu trên máy để đảm bảo an toàn cho các thông tin quan trọng.
Việc thực hiện sao lưu các dữ liệu cá nhân trong máy bạn cũng nên thực hiện thường xuyên, định kỳ để đề phòng các sự cố đáng tiếc nếu thiết bị bất ngờ xảy ra hỏng hóc trong quá trình sử dụng.
Chủ động giám sát điện thoại đang được sửa chữa
Điều bạn cần làm gì trước khi đem điện thoại đi bảo hành là hãy chủ động giám sát nếu có thời gian hoặc không nên tin tưởng tuyệt đối vào bên sửa chữa.
Nếu trong trường hợp điện thoại của bạn không hư hỏng quá nặng, có thể sửa chữa lấy liền, thì bạn nên chủ động ở lại giám sát điện thoại hoặc tốt nhất là bạn nên đề nghị nhân viên cho ngồi xem quá trình sửa chữa để tránh bị tráo linh kiện và xâm phạm quyền riêng tư. Việc này sẽ hạn chế các vấn đề về bảo mật của điện thoại bạn.
Nếu có thể hãy thực hiện khôi phục cài đặt gốc điện thoại
Bạn nên thực hiện khôi phục cài đặt gốc đưa điện thoại về trạng thái ban đầu. Tùy vào từng hãng sẽ có những quy định riêng, kỹ thuật viên của hàng cũng có thể đưa ra những nhận định khác nhau. Do đó, nếu điện thoại của bạn tốt nhất là đưa máy về cài đặt gốc để tránh phiền toái, và cũng tránh làm khó công ty bảo hành.
Bằng cách này, các kỹ thuật viên sẽ dễ dàng tìm ra sự cố hơn. Bạn sẽ tìm thấy tùy chọn này bên cạnh tùy chọn để tạo bản sao lưu.
Không nên cung cấp mật khẩu mở khóa điện thoại khi không thực hiện được những điều trên
Nếu như chưa thực hiện các điều trên, bạn không nên cung cấp bất cứ mật khẩu nào kể cả mật khẩu mở khóa điện thoại cho kỹ thuật viên tại cửa hàng sửa chữa hoặc trung tâm bảo hành. Vì điều này vô tình tạo cơ hội cho việc dữ liệu, thông tin cá nhân trong máy của bạn bị đánh cắp một cách dễ dàng mà bạn có thể không hay biết.
Cách kiểm tra điện thoại có bị luộc đồ không?
Chỉ với vài mẹo nhỏ bạn hoàn toàn có thể kiểm tra và nhanh chóng biết được điện thoại của mình có bị luộc hoặc tráo đồ, linh kiện trong thời gian bảo hành, sửa chữa.
Kiểm tra hiệu suất sử dụng của thiết bị sau sửa chữa
Sau khi nhận điện thoại, bạn nên kiểm tra hiệu suất sử dụng của thiết bị, có thể cài đặt các phần mềm hỗ trợ để kiểm tra tổng quát được máy của bạn.
Nếu bạn sử dụng hệ điều hành iOS, có thể cài đặt ứng dụng Phone Doctor Plus để kiểm tra máy. Mở ứng dụng lên, đầu tiên bạn nhấn Start và làm theo các bước hướng dẫn, đánh giá từng chức năng bao gồm đèn flash, loa, Wi-Fi, GPS, camera…
Còn nếu bạn sử dụng hệ điều hành Android, bạn có thể cài đặt cài đặt ứng dụng Test Your Android. Ứng dụng vô cùng tiện lợi khi cho phép bạn kiểm tra mọi thứ từ màn hình cảm ứng, Wi-Fi, camera, âm thanh/độ rung. Ngoài ra, ứng dụng còn hỗ trợ liệt kê rất đầy đủ thông tin về CPU/bộ nhớ, tình trạng sức khỏe pin, SIM card…
Kiểm tra iPhone có bị tráo linh kiện bằng phần mềm 3uTools
Với bản cập nhật của phần mềm 3uTools phát hành miễn phí chỉ dành cho dòng thiết bị IOS, đã bổ sung thêm chế độ View Verification Report giúp bạn kiểm tra xem iPhone mình có bị tráo linh kiện hay không rất thuận tiện và đơn giản. Nếu phần mềm cho kết quả một vài thông số của Iphone không khớp với thông số xuất xưởng thì khả năng linh kiện đó đã bị thay thế.
Ứng dụng 3uTools có thể giúp bạn kiểm tra được dung lượng có trong ổ cứng, Bluetooth, màu sắc sản phẩm, tên thiết bị, seri của máy,… Khá là đầy đủ giúp bạn kiểm tra thiết bị của mình có bị thay thế bất kỳ phụ kiện nào hay chưa.
Tuy vậy, ứng dụng 3uTools được sản xuất bởi một bên thứ ba, tức là chưa được sự công nhận của Apple. Vì vậy các số liệu trên ứng dụng chỉ mang tính tương đối, bạn chỉ có thể dựa vào đó tham khảo, đánh giá nhanh tình trạng thiết bị của bạn.
Hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm nên làm gì trước khi đem điện thoại đi bảo hành sẽ mang lại cho bạn những tips hữu ích giúp bạn tránh các sự việc đáng tiếc xảy ra như bị đánh cắp thông tin, lộ ảnh nhạy cảm khi điện thoại cần mang đi sửa chữa, bảo hành.
Nếu bạn thấy bài viết chia sẻ kinh nghiệm những điều cần làm gì trước khi đem điện thoại đi bảo hành này hữu ích thì hãy Like và Share để GhienCongNghe tổng hợp thêm nhiều bài viết chia sẻ chất lượng nhé.