Table of Contents

Vì sao Laptop không kết nối được WiFi? Tham khảo ngay cách khắc phục nhanh chóng sau đây
Tin học

Vì sao Laptop không kết nối được WiFi? Tham khảo ngay cách khắc phục nhanh chóng sau đây

Nguyên nhân do đâu mà Laptop không kết nối được WiFi và cách xử lý lỗi này như thế nào? GhienCongNghe sẽ chia sẻ tất cả những các giúp bạn có thể cứu nguy trong lúc này.

laptop không kết nối được WiFi là một trong những lỗi cơ bản nhất mà khi người dùng mắc phải. Các laptop như Dell, Asus, HP, Acer,… dù có tốt như thế nào vẫn sẽ gặp phải tình trạng này ít nhất một lần. Bởi trong quá trình sử dụng, đảm bảo rằng laptop của bạn luôn sẽ gặp lỗi này, có thể do phần mềm hoặc phần cứng. Đừng quá lo lắng vấn đề này, việc laptop không kết nối được WiFi nếu biết cách nhận biết vấn đề nằm ở đâu, rất dễ để khắc phục tại nhà. GhienCongNghe sẽ chỉ bạn cách để làm được điều này trong bài viết sau.

Tại sao laptop không kết nối được WiFi

Điện thoại bắt được WiFi nhưng laptop thì không

Đây là lỗi mà người dùng thỉnh thoảng sẽ gặp trên các hệ điều hành Windows cũ như Windows 7, Windows 8. Trước khi tìm ra cách khắc phục, bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra sự cố trên. Có rất nguyền nguyên nhân gây ra lỗi laptop không kết nối được WiFi dù điện thoại vẫn nhận, chẳng hạn như:

  • Người dùng chưa bật WiFi trên laptop. Nghe thì có vẻ hi hữu nhưng nhiều người dùng vẫn “não cá vàng” mà không để ý.
  • laptop chưa cài đặt driver WiFi hoặc driver đã quá cũ, chưa được cập nhật nên không ổn định.
  • Do bộ phát WiFi, router WiFi gặp lỗi.
  • Do trước đó có thể máy đã cài một phần mềm VPN để fake IP, khiến cho Windows tưởng nhầm là lỗi.
  • Do máy của bạn vô tình bị nhiễm virus nên không thể kết nối WiFi.

Laptop không kết nối được WiFi

laptop kết nối được WiFi nhưng không có mạng

Kết nối được WiFi nhưng lại không có mạng? Không thể sử dụng mạng? Nghe thì có vẻ kỳ lạ, nhưng đây là một lỗi người dùng có thể sẽ gặp phải, nguyên nhân chính là do:

  • Do WiFi không thể cấp phát IP cho laptop.
  • Do IP bị lỗi hoặc có quá nhiều máy tính cùng truy cập vào một lúc.
  • Nhà cung cấp dịch vụ internet của bạn gặp vấn đề hoặc điều tệ hơn là hóa đơn cước internet nhà bạn chưa được thanh toán.

Biểu tượng WiFi hiện chấm than

Đây là một lỗi thường thấy với người dùng laptop, dấu chấm than vàng báo lỗi cùng lời cảnh báo Limited Access. Khó có thể xác định được nguyên nhân chính gây ra lỗi này, nhưng một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Quá nhiều người truy cập cùng một mạng WiFi khiến Router quá tải và không thể cấp phát IP truy cập cho laptop của bạn.
  • Có vấn đề về khả năng kết nối, do xung đột IP.

Laptop không kết nối được WiFi

laptop không hiện bất kỳ sóng WiFi nào xung quanh

Mặc dù bạn đã từng cài đặt mạng WiFi vào laptop, nhưng vẫn xảy ra hiện tượng laptop không hiện bất kỳ sóng WiFi nào xung quanh, cho dù bạn đã ở trong vùng phủ sóng. Cũng giống như các sự cố lỗi ở trên, nguyên nhân của lỗi này là:

  • Bạn có lẽ đang bật chế độ máy bay trên laptop chạy Windows 10.
  • Sắp hết pin của khiến laptop không tiếp nhận bất kỳ kết nối WiFi nào để bảo toàn năng lượng.
  • Hệ thống kết nối WiFi của Windows không ổn định, dẫn đến xung đột.
  • Các loại driver WiFi cũ, không được cập nhật.

Khởi động lại bộ phát WiFi nếu laptop không kết nối được WiFi

Đây là giải pháp đầu tiên, dễ dàng nhất mà bạn có thể làm khi gặp các vấn đề về WiFi. Khởi động lại modem WiFi có thể giải quyết được khá nhiều lỗi vặt.

Bởi khi sử dụng lâu ngày, modem WiFi có thể một số trục trặc nhỏ, ngắt kết nối nguồn, cáp LAN, hoặc khởi động lại modem WiFi trong vài phút có thể khắc phục lại lỗi bạn đang gặp phải. Nếu không có tác dụng, hãy thử tham khảo các giải pháp sau nhé.

Laptop không kết nối được WiFi

  • Xem thêm: Cách khởi động lại bộ phát WiFi tại đây

Khởi động lại Windows nếu laptop không kết nối được WiFi

Cũng tương tự như mục trên, khởi động lại Windows cũng là một giải pháp tối ưu giúp bạn giải quyết rất nhiều lỗi. Không chỉ riêng trường hợp bị lỗi WiFi, nhiều sự cố khác cũng có thể giải quyết nhanh gọn bằng cách này. Nguyên nhân là do laptop đã hoạt động lâu, có thể dẫn đến lỗi file, xung đột các phần mềm trong khi sử dụng.

Laptop không kết nối được WiFi

Cập nhật trình điều khiển WiFi trên laptop

Cập nhật hoặc cài đặt lại driver WiFi có thể giúp laptop của bạn truy cập lại WiFi. Bạn có thể thực hiện theo cách sau đây:

Bước 1: Tìm kiếm và mở Control Panel ở thanh tìm kiếm Windows, chọn mục Hardware and Sound và mở Device Manager.

Bước 2: Nhấp đúp vào Network Adapters, xổ xuống để tìm WiFi Adapters. Sau đó nhấp chuột phải vào và chọn Uninstall. Màn hình Confirm Device Uninstall hiện lên, bấm OK để tiến hành gỡ cài đặt driver cũ.

Laptop không kết nối được WiFi

Bước 3: Trên cửa sổ Device Manager, nhấp chọn Action ở trên cùng, giữa tab FileView. Sau đó chọn Scan For Hardware Changes để hệ thống tự quét và cài đặt lại driver WiFi adapter cho máy.

Bước 4: Sau khi cài đặt hoàn tất, khởi động lại laptop của bạn.

Gia hạn địa chỉ IP nếu laptop không kết nối được WiFi

Một trong những cách phổ biến tiếp theo là xin cấp lại địa chỉ IP cho máy. Cách này cũng rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Mở Command Prompt bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R. Sau đó gõ “cmd” và chọn OK.

Bước 2: Cài đặt lại địa chỉ IP bằng cách nhập lệnh ipconfig /release

Bước 3: Sau khi reset địa chỉ IP, nhập lệnh ipconfig/renew để làm mới địa chỉ IP.

Laptop không kết nối được WiFi

Sau đó khởi động lại laptop và thử kết nối lại WiFi nhé.

Tắt chế độ Battery Saver trên Windows 10

Chế độ tiết kiệm pin Battery Saver cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến laptop không thể kết nối WiFi, hãy thử khắc phục bằng biện pháp này nhé:

Bước 1: Mở cửa sổ Command Prompt bằng tổ hợp phím Windows + R.

Bước 2: Nhập lệnh “ncpa.cpl” và chọn OK để khởi chạy.

Bước 3: Khi cửa sổ Network Connection xuất hiện, bạn nhấp chuột phải chọn tên WiFi đang sử dụng và chọn Properties.

Bước 4: Chọn mục Client for Microsoft Networks, sau đó nhấn chọn Configure…

Bước 5: Chọn tab Power Management, bỏ chọn mục Allow the computer to turn off this device to save power. Sau đó nhấp chọn OK.

Laptop không kết nối được WiFi

Tắt các phần mềm Fake IP hoặc VPN trên máy tính

Các phần mềm fake IP hoặc VPN có thể là thủ phạm khiến máy bạn không thể kết nối WiFi vì nó thay đổi IP của bạn. Một thủ phạm khác có thể là các phần mềm diệt virus của bên thứ ba hoặc tường lửa. Vì thế, hãy tắt những phần mềm này, khởi động lại máy và thử kết nối lại WiFi.

Laptop không kết nối được WiFi

Kiểm tra chế độ Airplane Mode trên Windows 10 có đang bật không?

Chế độ máy bay cũng có thể là nguyên nhân khiến laptop của bạn không thể kết nối WiFi. Bật chế độ máy bay khiến cho các kết nối khác bị ngăn chặn, tránh “làm phiền”.

Để tắt nhanh chế độ này, bạn nhấp vào phần Manage notifications ở cuối thanh Taskbar, nhấp vào ô Airplane Mode để tắt chế độ này. Sau đó thử kết nối lại WiFi trên laptop.

Laptop không kết nối được WiFi

Kiểm tra lại ngày giờ trên laptop của bạn

Sai thời gian cũng có thể là nguyên nhân khiến laptop của bạn gặp vấn đề về WiFi, vì thế hãy đảm bảo rằng laptop của bạn đang chạy đúng ngày giờ nơi mà bạn đang sinh sống. Bạn có thể điều chỉnh lại ngày giờ khi bị lỗi bằng cách truy cập vào Settings, mục Time and Language.

Trong danh sách thiết lập của mục Date & time, chọn Change và bắt đầu thiết lập lại ngày giờ chính xác hiện tại.

Laptop không kết nối được WiFi

Liên hệ nhà cung cấp Internet của bạn xem có vấn đề mạng không?

Cuối cùng, hãy thử liên hệ với nhà cung cấp Internet mà bạn đang dùng để kiểm tra sau khi vẫn chưa khắc phục được sự cố. Nhà mạng sẽ đưa ra những giải pháp tối ưu nhất, giúp bạn có thể sửa lỗi khi không thể kết nối được WiFi trên laptop.

Trên đây là những lỗi laptop không kết nối được WiFi và cách khắc phục cho từng dấu hiệu cụ thể. Đây là lỗi mà bạn thường xuyên sẽ bắt gặp và cực kỳ gây khó chịu khi bạn đang phải làm việc online hay cần truy cập internet gấp cho nhu cầu bản thân. Hãy bình tĩnh và thử qua từng cách xử lý ở trên để có thể khôi phục lại kết nối WiFi nhé.

Xem thêm:

Nếu bài viết hướng dẫn cách khắc phục laptop không kết nối được WiFi này có ích cho bạn. Hãy Like và Share để ủng hộ GhienCongNghe và giúp tạo thêm động lực cho chúng tôi ra thêm nhiều bài viết hay ho khác.