Table of Contents

9 cách sửa chữa lỗi máy in không in được chưa ai biết
Tin học

9 cách sửa chữa lỗi máy in không in được chưa ai biết

Hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu những cách có thể giúp bạn chữa lỗi máy in không in được khiến bạn đau đầu nhé. Đảm bảo những cách này sẽ cứu rỗi việc in ấn của bạn.

Việc mỗi người đều có riêng một chiếc máy in tại nhà giờ đây không còn quá xa lạ đối với những nhân viên văn phòng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có những lỗi “trời ơi đất hỡi” xảy đến với chiếc máy in này, nhất là lỗi máy in không in được. Vậy làm sao để khắc phục được lỗi này? Hãy tìm hiểu cùng GhienCongNghe ngay thôi nào.

Kiểm tra đèn báo lỗi máy in của bạn

Hầu hết mọi máy in hiện nay đều được trang bị những phần đèn tín hiệu báo lỗi. Khi những đèn này sáng hoặc hiện lên một loạt màu nhấp nháy khó hiểu, đó có thể sẽ là lý do khiến máy in không in được.

Để biết được đèn nhấp nháy hay sáng lên là đang báo hiệu lỗi gì, bạn sẽ cần đến quyển sách hướng dẫn sử dụng được tặng kèm khi mua bất kỳ sản phẩm máy in nào.

máy in không in được - Kiểm tra đèn báo lỗi máy in của bạn

Nếu sau khi đọc xong bạn đã phát hiện ra lỗi (hết giấy, kẹt giấy,…) thì hãy chuyển xuống những phần tương ứng dưới đây. Trong trường hợp bạn vẫn không biết được là lỗi gì, bạn cũng hãy tiếp tục đọc để có thể khắc phục được lỗi này.

Xóa hàng đợi máy in trước đó

Máy in của bạn sẽ có lúc bị kẹt bởi có quá nhiều các tài liệu cũ trong hàng đợi. Những tài liệu này không in được vì một vài lý do bất kỳ và nó sẽ xếp chồng dày đặc ở đó và khiến tài liệu cũng như máy in không in được.

máy in không in được - Xóa hàng đợi máy in trước đó

Nếu là hệ điều hành Windows, bạn hãy nhìn xuống dưới thanh taskbar, góc bên phải, nơi có chứa các biểu tượng wifi và pin, tìm đến biểu tượng máy in, nhấn chuột phải và chọn Open All Printers. Sau đó xóa đi toàn bộ các danh sách tài liệu cũ nằm trong hàng đợi.

Đối với hệ điều hành MacOS, bạn cần vào mục System Preferences, sau đó chọn Printers & Scanners và chọn Open Print Queue. Tương tự như với Windows, bạn cũng cần xóa đi các tài liệu cũ nằm trong hàng đợi.

Kiểm tra các kết nối có dây và không dây của máy in

Nếu máy in của bạn sử dụng dây cáp USB để kết nối với máy tính, hãy đảm bảo rằng cả hai đầu dây đều đã được cắm vào đúng chỗ. Sẽ có thể dây chưa được cắm hoàn toàn hoặc có người vô tình làm lỏng đầu cắm của bạn nên việc kiểm tra lại là hoàn toàn cần thiết.

máy in không in được - Kiểm tra các kết nối có dây và không dây của máy in

Nếu máy in của bạn sử dụng kết nối Wifi hoặc Bluetooth để in và máy in không in được, hãy thử sử dụng dây cáp USB trong trường hợp này. Rất có thể vùng phủ sóng hoặc sự kết nối giữa máy in và máy tính của bạn gặp trục trặc nên việc sử dụng cách thức thay thế sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều.

Chọn máy in không đúng

Mặc dù lỗi này hiếm có khi xảy ra nhưng nó cũng là lỗi hoàn toàn có khả năng khiến cho máy in không in được! Chẳng hạn, bạn không chỉ kết nối máy tính của mình với 1 máy in mà còn là những máy in khác (từ cơ quan, văn phòng,…) thì việc chọn sai máy in rất có thể xảy ra.

máy in không in được - Chọn máy in không đúng

Để đảm bảo chọn đúng máy in, trước khi in, hãy vào mục File > Print để tùy chọn đúng máy in mà bạn cần in tài liệu. Bạn cũng nên hình thành thói quen kiểm tra tên máy in trước khi in bất cứ tài liệu gì để đảm bảo không có trường hợp máy in không in được xảy ra nhé!

Cài đặt Trình điều khiển và Phần mềm

Khi bạn mới mua máy in và thiết lập cài đặt máy in lần đầu tiên cho máy tính, bạn cần tải xuống những trình điều khiển và phần mềm cần thiết để Windows có thể hiểu và kết nối với máy in. Nếu bạn chưa cài đặt, rất có thể máy in không in được là do kết nối giữa máy in và máy tính của bạn chưa được thiết lập.

cài đặt Trình điều khiển và Phần mềm

Bạn có thể tham khảo thêm về cách tải và thiết lập tại bài viết cách kết nối máy in với máy tính từng được GhienCongNghe chia sẻ trước đây.

Thêm máy in

Trong trường hợp máy in của bạn và máy tính cần kết nối qua Wifi, bạn cần tự thêm máy in vào danh sách của Windows một cách thủ công. Với Windows, bạn vào mục Settings, chọn Devices, Printers & Scanners và nhấn chọn Add a Printer or Scanner.

Thêm máy in

Đối với hệ điều hành MacOS, bạn chỉ cần vào System Preferences, chọn Printers & Scanners và nhấn dấu cộng để thêm máy in mới.

Kiểm tra xem giấy có bị kẹt không?

Trong rất nhiều trường hợp, máy in không in được là do giấy bị kẹt ở trong thân máy. Điều này có thể xảy ra bởi máy in gặp trục trặc hoặc bạn căn chỉnh giấy không đúng vị trí khi đặt giấy vào máy in.

Kiểm tra xem giấy có bị kẹt không?

Thông thường, nếu giấy bị kẹt trong thân máy, máy sẽ báo lên màn hình máy tính cho bạn biết về lỗi này và việc bạn cần làm chỉ là mở máy in để lấy giấy ra. Tuy nhiên, sẽ có những lúc mẩu giấy bị kẹt quá nhỏ hoặc gặp những phần vật cản khác bạn không tự lấy được, khi ấy hãy đem máy in của mình đến những nơi uy tín để sửa chữa nhé!

Kiểm tra mực máy in

Khi sử dụng máy in màu hoặc ngay cả máy in trắng đen, máy in không in được còn có thể có nguyên nhân đến từ việc mực in bị tắc hoặc bị hết.

máy in không in được

Trước khi in, hãy chắc chắn rằng mực in của mình còn đủ và không bị quá khô dẫn đến tắc mực và gây ra lỗi bạn nhé!

Sử dụng trình Tự sửa lỗi trên Windows

Một tính năng hay của Windows có thể sẽ giúp bạn sửa được lỗi này đó là việc chạy trình Tự sửa lỗi được tích hợp sẵn. Bạn có thể nhấn chọn máy in của mình trong mục Printers & Scanners ở phần Devices của Settings và chọn Manage > Print a Test Page.

máy in không in được

Nếu như khi bạn test, bạn vẫn có thể in được bình thường nhưng khi bạn in tài liệu của mình, máy in lại báo lỗi thì lỗi này xảy ra do phần mềm máy tính của bạn gặp trục trặc. Ngược lại, nếu ngay cả khi test bạn cũng không in ra được thì hãy sửa chiếc máy in của mình ở nơi uy tín bạn nhé.

Xem thêm:

Với những lý do và cách khắc phục về việc máy in không in được, chúng tôi tin rằng bạn đã có thể sửa chữa được chiếc máy in của mình một cách nhanh gọn. Đừng quên Like, Share bài viết và ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên.