Table of Contents
Hiện nay, các trang web hay website đã và đang đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong công việc lẫn đời sống xã hội hằng ngày. Và để tạo và quản lý những trang web đó không phải là một việc đơn giản, cần sự giúp đỡ của các công cụ đắc lực. Hãy cùng GhienCongNghe khám phá WordPress là gì, một trong những phần mềm như thế nhé.
WordPress là gì?
WordPress là một phần mềm CMS (Content Management System), là một phần mềm quản lý nội dung hệ thống. Là một phần mềm mã nguồn mở và được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Đây được biết đến như là một phần mềm CMS đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn có thể dùng để tạo và quản lý một trang web hay blog cá nhân.
Xem thêm:
WordPress được thiết kế đa phần cho người dùng phổ thông do đó giao diện cũng như những chức năng của có rất dễ để nắm bắt và thuần thục. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa là những người dùng chuyên nghiệp không sử dụng WordPress để làm và thực hiện các dự án lớn. Nó luôn được update cập nhật những tính năng mới mất nhằm phục vụ nhiều đối tượng khác nhau.
Hiện nay, WordPress đã có thể tạo ra nhiều dạng website khác nhau, phục vụ đa dạng mục đích của người dùng:
- Website Doanh nghiệp
- Các trang thương mại điện tử
- Các trang chứng khoán, đầu tư,…
- Các forums hay các trang mạng xã hội,…
WordPress hoạt động như thế nào?
Là một phần mềm CMS thông dụng nhất thế giới chính vì thế nguyên lý hoạt động của nó cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, dưới đây chỉ là sơ lược cách hoạt động của WordPress, nếu các bạn muốn tìm hiểu sâu hơn hãy đón xem bài viết tiếp theo của tụi mình nhé.
Bước 1: khởi động mã nguồn.
Ở đây, WordPress sẽ truy cập vào database được thiết lập sẵn. Sau đó tiến hành tải các tính năng để có thể tiếp nhận và xử lý dữ liệu.
Bước 2: Kích hoạt các Plugins
Tiếp theo là đến các Plugins hay các phần mềm hỗ trợ sẽ được load ngay sau khi WordPress hoàn thành khởi động mã nguồn.
Bước 3: Thực thi tập lên functions.php trong Theme
Sau khi làm xong bước 1 và 2, WordPress bắt đầu tìm đến tệp functions.php nơi mà người tạo ra theme đã thêm vào các tính năng cho nó.
Bước 4: Phân tích và khởi tạo truy vấn
Đây được xem là bước quan trọng nhất vì nó quyết định xem là nội dung của bạn có được hiển thị lên màn hình hay là không. Nếu bạn muốn tìm một thông tin gì đó, nó sẽ đến kho dữ liệu lấy thông tin, kiểm tra. Sau đó tiếp tục như thế.
Bước 5: Thực thi các tệp trong theme
Các tệp hay template, sau khi WordPress có được dữ liệu từ database, nó sẽ được hiển thị theo các templates trong các theme dưới dạng các HTML như các bạn thấy trên các website hiện nay.
Ưu và nhược điểm của WordPress
Ưu điểm của WordPress là gì?
Sau đây là một vài ưu điểm của WordPress mà bạn có thể lưu tâm:
- Chi phí thấp, phù hợp cho cá nhân hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Phù hợp cho những người mới bắt đầu tạo và quản lý web cơ bản
- Cộng đồng đông đảo, có thể học hỏi và tìm tài liệu dễ dàng
- Nhiều plugins và không bị giới hạn bởi máy chủ
- Dễ dàng cài đặt và tùy biến
Nhược điểm của WordPress là gì?
Tuy có khá nhiều ưu điểm nhưng WordPress không phải là một phần mềm hoàn hảo. Sau đây là một vài nhược điểm của nó:
- Vì là một phần mềm được tạo ra nhằm mục đích phục vụ đối tượng phổ thông nên nó sẽ có ít tính năng chuyên sâu cho những người có chuyên môn cao và muốn làm nhiều cái hay ho và phức tạp.
- Vì là một phần mềm CMS mã nguồn mở nên sẽ có nhiều người truy cập dẫn đến tốc độ của bạn sẽ bị chậm đi đáng kể.
- Điều tiếp theo là bảo mật. Dù được cập nhật thường xuyên nhưng chủ các website không cập nhật thường xuyên dẫn đến các lỗ hổng bảo mật xuất hiện.
Tại sao bạn nên chọn WordPress mà không phải là những phần mềm tạo web khác?
WordPress hoàn toàn miễn phí
WordPress là một phần mềm miễn phí. Nó có nghĩa là bạn có thể tự do tải xuống, cài đặt, sử dụng và sửa đổi nó để phù hợp với nhu cầu của mình. Bạn có thể sử dụng nó để tạo bất kỳ loại trang web nào.
Mặc dù bản thân phần mềm WordPress là miễn phí, nhưng bạn cần có tên miền và địa chỉ máy chủ của trang web đó thì mới có thể cài đặt WordPress.
Dễ dàng cài đặt themes hay plugins cho trang web của bạn
Một phần lớn những người sử dụng WordPress không phải là nhà thiết kế web hay lập trình viên. Trên thực tế, hầu hết mọi người bắt đầu sử dụng WordPress mà không có bất kỳ kiến thức nào về thiết kế trang web. Do đó đây là một công cụ tạo web cực kỳ phù hợp cho những bạn mới bắt đầu và dùng nó để cài themes hay plugins. Những việc nếu sử dụng những phần mềm khác sẽ tốn khá nhiều thời gian tìm hiểu.
Là một công cụ tối ưu SEO dễ dàng
WordPress được viết bằng cách sử dụng mã code chất lượng cao, phù hợp với những tiêu chuẩn từ Google hay các nền tảng khác . Nói cách khác, điều này làm cho Google và các công cụ tìm kiếm khác yêu thích WordPress từ đó giúp bạn tối ưu SEO tốt hơn, cải thiện hiệu quả làm việc của bạn hơn.
Dễ dàng để quản lý
WordPress đi kèm với một hệ thống quản lý các bản cập nhật được tích hợp sẵn. Điều này cho phép bạn cập nhật các plugin và chủ đề của mình từ trong bảng điều khiển quản trị WordPress của bạn.
WordPress cũng thông báo cho bạn khi có phiên bản WordPress mới, vì vậy bạn có thể cập nhật trang web của mình bằng cách chỉ cần nhấp vào một nút.
An toàn và bảo mật
WordPress được phát triển chú trọng đến tính bảo mật và nó được coi là một nền tảng rất an toàn và bảo mật để chạy một trang web. Tuy nhiên, thế giới trên Internet có thể là một nơi không an toàn vậy nên có những phần mềm tích hợp tính năng bảo mật thì cũng là một lựa chọn không tồi cho những bạn mới bắt đầu làm web.
Tích hợp nhiều dạng dữ liệu cho trang web của bạn
WordPress không chỉ giới hạn trong việc viết văn bản. Nó đi kèm với một trình tải lên phương tiện tích hợp để xử lý các tệp hình ảnh, âm thanh và video.
Với WordPress bạn có thể nhúng video YouTube, ảnh Instagram, Tweet và âm thanh Soundcloud bằng cách chỉ dán URL vào trình chỉnh sửa bài đăng mà thôi.
Xem thêm:
- URL là gì? Những điều bạn cần biết về công cụ này
- HTTP và HTTPS có gì khác nhau
- Plugins là gì? Những điều cơ bản về Plugins người dùng WordPress cần biết
Và trên đây là những chia sẻ của GhienCongNghe về WordPress là gì. Mong rằng những thông tin trên có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên để có được những kiến thức về công nghệ mới mẻ mỗi ngày.
Tham khảo WPbeginner